GIỚI THIỆU CHUNG
Địa chỉ: Thôn Đồng Nanh, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
Email: c2-tienphuong@chuongmy.edu.vn
Điện thoại: 02433.502.116
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường THCS Tiên Phương đặt trụ sở tại Đội 4, thôn Đồng Nanh, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; cách UBND xã Tiên Phương 500m về phía Đông Nam; cách trung tâm huyện 04 km về phía Tây Bắc.
- Phía Đông giáp đường 419;
- Phía Tây giáp nhà dân;
- Phía Nam giáp trường Tiểu học Tiên Phương;
- Phía Bắc giáp đường xóm.
Số điện thoại: 0433.866.
Địa chỉ email: c2-tienphuong@chuongmy.edu.vn
Trường THCS Tiên Phương có tổng diện tích là 5.000 m2; có 04 khu chính: Khu A (dãy nhà hiệu bộ); Khu B, C (Khu dãy nhà học cho học sinh); Khu D (Dãy nhà đa năng). Trường xây dựng mới và hoàn thiện vào năm 2013: Phòng Công nghệ 113 m2 (gồm phòng bộ môn 101 m2; phòng chuẩn bị 12 m2); phòng nghe nhìn 60 m2. Phòng truyền thống 40m2; phòng thư viện 50 m2; nhà tập đa năng 540 m2 và phòng hành chính quản trị.
Trường THCS Tiên Phương được thành lập năm 1965, hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, miệt mài với sự nghiệp trồng người, ở bất cứ giai đoạn nào, trường THCS Tiên Phương cũng tự hào là địa chỉ chắp cánh tri thức cho thế hệ mai sau của xã. Từ mái trường thân yêu này, nhiều lớp học sinh đã được giáo dục, trưởng thành và có một vốn tri thức cơ bản để làm hành trang thực hiện những ước mơ của mình. Với phương châm “Dạy tốt, học tốt”, thầy và trò trường THCS Tiên Phương không ngừng phấn đấu, nỗ lực rèn đức luyện tài, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng vào sự nghiệp trồng người của xã nhà; xứng đáng là nơi để lớp lớp các bậc phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc bồi dưỡng, đào tạo con em của mình - những chủ nhân tương lai của đất nước. Tu đó, để lại nhiều hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về người Thầy, người Cô trong nhân dân
Là một trường ở vùng nông thôn, bán sơn địa nằm dọc theo quốc lộ 6, địa hình là dạng đồi, xen kẽ ruộng lúa nước nhỏ, hẹp. Địa hình đất đai bị hạn chế và chia cắt bởi dẫy đồi và hệ thống máng cháy từ Bắc xuống Nam. Cư dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp. Hơn nữa, xã Tiên Phương là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, sản xuất nông nghiệp chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chất lượng cuộc sống dân cư do vậy chưa cao. Dẫn đến, việc quan tâm, tạo điều kiện cho con em học tập còn một số hạn chế.
Năm học 2014 - 2015:
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường: 43 người. Nam giới: 05 người; Nữ giới: 28 người. Đa số là người địa phương, có tâm huyết với ngành giáo dục.
Trong đó: + Cán bộ quản lý: 03
+ Giáo viên đang giảng dạy: 34
+ Nhân viên thí nghiệm, thư viện, hành chính, y tế: 06
- Những môn học thiếu giáo viên: Môn Lý; Môn Sinh
- Những môn học thừa giáo viên: Môn Toán, Môn Văn; Môn Tiếng Anh
- Tình hình đội ngũ giáo viên:
Cán bộ Quản lý: 03; Đại học: 03; Nữ: 02; Đảng viên: 03
- Giáo viên: 34; Đại học: 23; Cao đẳng: 11; Nữ: 29; Đảng viên: 08
Chia ra:
+ Toán: 06 | ĐH: 04 | CĐ: 02 | Nữ: 05 |
|
+ Văn: 08 | ĐH: 08 |
| Nữ: 08 | ĐV: 03 |
+ Sử: 02 | ĐH: 01 | CĐ: 01 | Nữ: 02 | ĐV: 01 |
+ Hóa: 01 | ĐH: 01 |
| Nữ: 01 | ĐV: 01 |
+ Sinh: 01 | ĐH: 01 |
| Nữ: 01 | ĐV: 01 |
+ Địa: 02 |
| CĐ: 02 | Nữ: 01 |
|
+ Công nghệ: 02 | ĐH: 01 | CĐ: 01 | Nữ: 02 | ĐV: 01 |
+ Nhạc: 01 |
| CĐ: 01 |
|
|
+ Mỹ thuật: 01 |
| CĐ: 01 | Nữ: 01 |
|
+ Thể dục: 03 | ĐH: 01 | CĐ: 02 | Nữ: 03 |
|
+ Tiếng Anh: 04 | ĐH: 04 |
| Nữ: 04 | ĐV: 01 |
+ GDCD: 01 | ĐH: 01 |
| Nữ: 01 |
|
+ Lý: 02 | ĐH: 01 | CĐ: 01 | Nữ: 02 |
|
- Nhân viên: 06; Đại học: 03; Cao đẳng: 01; Trung cấp: 02
Về trình độ chuyên môn, 100% đạt chuẩn; trong đó trên chuẩn có 29 đồng chí, đạt 67, 4%. Đội ngũ giáo viên là những người có tinh thần trách nhiệm; có tâm huyết với nghề; có trí trong giảng dạy. Thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý; trình độ chuyên môn; phẩm chất, đạo đức chính trị.
Về học sinh: Tổng số học sinh là 644 học sinh, trong đó có 02 học sinh học hòa nhập.
II. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH ĐẾN NAY
Những năm đầu thành lập trường, thầy và trò trường THCS Tiên Phương gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở và thử thách để tạo dựng truyền thống dạy và học cho nhà trường. Tuy nhiên, tập thể giáo viên và học sinh cả trường luôn đoàn kết một lòng vượt quá mọi thử thách để ngôi trường ngày càng phát triển.
Trường THCS Tiên Phương được thành lập vào năm 1960. Khóa học năm 1960 - 1961, trường cấp I, do thầy Nguyễn Văn Hiếu, người xã Ngọc Hòa làm Hiệu trưởng, có 01 lớp gọi là lớp 5 “nhô”, có khoảng 30 học sinh. Đây có thể nói là tiền thân hình thành ra trường cấp II.
Từ năm 1962 - 1963, có thêm 01 lớp 06, nâng tổng số học sinh lên 70 người. Lúc này, Trường cấp I đã tách ra cấp I và cấp II. Tuy nhiên, do thời đó còn khó khăn, cơ sở vật chất còn yếu, kém nên hai cấp vẫn học chung một trường. Trường, lúc bấy giờ, chỉ là một dãy nhà được lợp ngói do nhân dân đóng góp bằng sức người, sức của xây lên. Dãy nhà gồm 08 phòng, học. Lịch học cả sáng, cả chiều. Bàn, ghế chủ yếu được làm bằng gỗ ván lấy từ Đình Trên (nay là trụ sở UBND xã Tiên Phương), Quán Nội; gỗ thông lấy ở trên Chùa. Hiệu trưởng trường cấp II là thầy Tống Quang Sỹ. Đến năm học 1963 - 1964, có thêm khối 07. Như vậy, từ năm 1960 đến năm 1964, trường cấp II đã có hoàn thiện chương trình THCS với đủ 03 khối: 05, 06, 07. Học sinh thời kỳ này là người xã Tiên Phương và xã Phụng Châu. Bởi vì, xã Phụng Châu chưa có Trường cấp II.
Sau khi đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc năm 1964, từ năm 1965 đến năm 1967, Trường chuyển đi sơ tán đến thôn Tiên Lữ, cơ sở của dân, lợp bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ; đào hầm, đắp lũy ngay cạnh lớp học để tránh bom, đạn do Mỹ thả xuống. Mỗi học sinh đi học đều phải đội nón dơm để bảo vệ bản thân. Trong thời gian khắc nghiệt này, học sinh vẫn cố gắng duy trì sĩ số đến lớp; còn giáo viên vẫn miệt mài giảng dạy.
Hiệp định Pari được ký kết thành công, chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ chấm dứt, từ năm 1973 đến năm 1976, Trường bắt đầu chuyền về địa điểm cũ. Tuy nhiên, có một số lớp vẫn học rải rác ở một số cơ sở như: Đình Trên, Đình Tiên Lữ. Hiệu trưởng của trường là thầy Nguyễn Gia Tuệ. Trong thời gian này, Trường được đổi tên từ cấp II sang trường phổ thông trung học xã Tiên Phương
Đến năm 1981, Trường chuyển địa điểm hiện tại. Trước kia, nơi đây có một nhà kho chứa của Hợp tác xã và một nhà để máy say xát gạo. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn yếu kém và sơ sài. Có 03 dãy nhà, gồm dãy nhà Văn phòng, 02 dãy nhà cấp 4, gồm 08 phòng, học cả sáng và chiều. Mỗi khối có số lớp so với thời kỳ đầu, tăng từ 01 lớp đến 03 lớp. Thầy Đinh Công Minh, người xã Tản Hồng, huyện Ba Vì được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Từ năm 1982 đến năm 1984, thầy Tống Quang Đễ làm Hiệu trưởng và đến năm 1985-1986, là thầy Bát.
Giáo viên giai đoạn này chủ yếu tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Thường Tín; trình độ chuyên môn 7+2; 7+3. Lương giáo viên rất thấp không đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng không vì thế mà lòng yêu nghề của các thầy, các cô bị suy giảm. Các thầy, các cô vẫn phấn đấu, nỗ lực không ngừng, bám trường, bám lớp, càng khó khăn, gian khổ, tấm lòng nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người càng tăng lên gấp bội. Học sinh thời kỳ này đi học khá vất vả, ăn đói toàn khoai sắn nên cũng uể oải vào những tiết cuối. Giấy vở, bút viết rất khan hiêm, chủ yếu bằng phân phối, giấy là giấy đen, ố, không được giấy trắng như bây giờ. Học sinh phải học chung nhau một cuốn sách. Vì thế, hàng năm, nhà trường đều phát động Tủ sách dùng chung.
Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đường lối của Đảng và Nhà nước ta nhằm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội.
Từ năm 1986 đến năm 2008, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, sự chỉ đạo sát sao của ngành, Trường THCS Tiên Phương xây dựng thêm 02 dãy nhà học 02 tầng gồm 16 phòng. Mỗi năm được cấp 14 bộ bàn, ghế. Đầu tư cơ sở vật chất chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Trung bình mỗi năm, trường đào tạo hơn 600 học sinh. Giai đoạn này, Thầy Tống Quang Mạch được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Ngày 23/6/ 1994, điều chỉnh địa giới hành chính xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức chuyển về thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Lúc này, trường THCS Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Từ tháng 8/2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập về thành phố Hà Nội, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Chương Mỹ; hướng dẫn chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ và sự quan tâm trực tiếp của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tiên Phương; sự nghiệp giáo dục của Trường THCS Tiên Phương đã có nhiều đổi mới, khởi sắc. Mục tiêu đặt lên hàng đầu của trường là đi sâu, đi sát vào chất lượng giáo dục, đề cao phương châm “Dạy thật, học thật, đánh giá thật”. Giáo viên của trường luôn có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, tận tâm và luôn yêu quý học trò. Trong giảng dạy đại trà cũng như đào tạo mũi nhọn, đều đạt kết quả đáng ghi nhận.
Tiếp nối truyền thống, những năm gần đây, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng, chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về cả năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị. Đến nay, tập thể 43 cán bộ, giáo viên và nhân viên của trương luôn là một khối đoàn kết, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, giáo dục đào tạo theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức thụ động sang coi trọng việc phát triển phẩm chất năng lực, tư duy sáng tạo của học sinh. Triển khai có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động của ngành giáo dục như: cuộc vận động "“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”; cuộc vận động "Hai không"; duy trì và giữ vững danh hiệu Đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy và học. Nang cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, vận dụng hiệu quả phương pháp “Bàn tay nặn bột”, sử dụng tích hợp, liên môn tạo sự phát triển tư duy toàn diện cho học sinh. Chi bộ, Ban Giám hiệu, Đoàn thể nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo kịp thời, từng bước đưa chất lượng giao dục toàn diện lên cao. Giáo viên nhà trường chủ động đổi mới phương pháp dạy học, nắm bắt chất lượng của từng học sinh, đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu, viêt sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy đem lại hiệu quả thiết thực cho bài giảng. Đồng thời, nhà trường cũng thường xuyên giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chú trọng giáo dục cho học sinh động cơ thái độ học tập đúng đắn, trung thực, kỷ luật, đoàn kết cao. Giữ nghiêm nề nếp kỷ cương trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và đánh giá xếp loại giáo viên.
Thành tích tập thể:
+ Từ năm 2009 đến nay, trường THCS Tiên Phương liên tiếp đạt danh hiệu Đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc. Đặc biệt, năm 2009 - 2010, trường được UBND huyện Chương Mỹ khen thưởng đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
+ Năm 2010 - 2011, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội chứng nhận trường THCS Tiên Phương đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
+ Năm 2010, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội tặng giấy khen Tổ sinh, trường THCS Tiên Phương đạt giải B trong Hội thi và triển lãm đồ dụng học tập cấp thành phố lần thứ 3.
+ Năm 2011, Trường được UBND huyện Chương Mỹ công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2011.
Thành tích cá nhân:
+ Năm học 2009 - 2010: có 04 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi. 01 Chiến sỹ thi đua; 05 Lao động tiên tiến cấp huyện.
+ Năm học 2010 - 2011, có 03 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi. 02 Chiến sỹ thi đua; 05 Lao động tiên tiến cấp huyện.
+ Năm học 2011 - 2012, có 05 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi. 02 Chiến sỹ thi đua; 12 Lao động tiên tiến cấp huyện.
+ Năm học 2012 - 2013, có 03 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi. 01 Chiến sỹ thi đua; 07 Lao động tiên tiến cấp huyện.
+ Năm học 2013 - 2014, có 03 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi. 01 Chiến sỹ thi đua; 05 Lao động tiên tiến.
Về chất lượng giáo dục học sinh, từ năm học 2009 đến nay, đều đạt hiệu quả cao, thể hiện chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt so với thời kỳ trước. Thành tích giáo dục của nhà trường từng bước đi lên theo thời gian.
+ Năm học 2009 - 2010:
Công tác huy động học sinh đến trường theo đúng độ tuổi đạt 100%. Duy trì sĩ số 99%, tỷ lệ chuyên cần đạt 51%. Về chất lượng mũi nhọn, học sinh giỏi cấp huyện 45 em. Học sinh giỏi cấp trường 117 em. Giáo viên giỏi cấp trường 20 đồng chí. Lao động tiên tiến cấp trường 22 đồng chí.
+ Năm học 2010 - 2011:
Công tác huy động học sinh đến trường theo đúng độ tuổi đạt 100%. Duy trì sĩ số 99%. Tỷ lệ chuyên cần đạt 98%. Tỷ lệ vào học sinh vào cấp III đạt 64,5 %. Thành tích đạt được. Học sinh giỏi cấp huyện 42 em, học sinh giỏi cấp trường 122 em. Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp tỉnh: 01 đồng chí; giáo viên dạy giỏi cấp trường 24 đồng chí.
+ Năm học 2011 - 2012:
Công tác huy động học sinh đến trường theo đúng độ tuổi đạt 100%. Duy trì sĩ số đạt 98,5 %, tỷ lệ học sinh vào cấp III đạt 65% trở lên. Tổng số học sinh 636, trong đó kết quả về
- Hạnh kiểm: Tốt 79%; Khá: 17,14%, Trung bình: 3,3%, Yếu: 0,7%
- Học lực: Giỏi: 22,64%; Khá: 41,51%; Trung bình: 30,82%; Yếu: 5,03%
+ Năm học 2012 - 2013: Công tác huy động học sinh đến trường theo đúng độ tuổi đạt 100%. Duy trì sĩ số đạt 99 %, tỷ lệ học sinh vào cấp III đạt 66% trở lên. Tổng số học sinh 648, trong đó kết quả về:
- Hạnh kiểm: Tốt 79,5; Khá: 15,2, Trung bình: 4,3, Yếu: 1
- Học lực: Giỏi: 23,1; Khá: 42,3 %; Trung bình: 31,1; Yếu: 3,5
+ Năm học 2013 - 2014, Về chất lượng giáo dục đại trà, trường THCS Tiên Phương có 650 học sinh. Trong đó: Xếp loại hạnh kiểm: Tốt đạt 79%; Khá đạt 17,4 %; Trung Bình chiếm 3.4%; Yếu chiếm 0,2%. Học lực Tốt: 23,5%; Khá 41,7%; Trung Bình: 34% và Yếu 0,8%. Công tác huy động học sinh đến trường theo đúng độ tuổi đạt 100%. Duy trì sĩ số đạt 98,5 %, tỷ lệ học sinh vào cấp III đạt 63% trở lên
.Về kết quả thi Giáo viên dạy giỏi, Trường có 04 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi các môn: Ngữ văn, Toán, Thể dục và Địa lý. Trong đó: có 01 giải Ba môn Toán; 01 giải Nhất môn Thể dục. 01 đồng chí được tham gia dự kỳ thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.
Năm học 2014-2015, cơ sở vật chất Trường THCS Tiên Phương đã được nâng cao, khang trang, kiên cố với tổng số vốn đầu từ là hơn 11 tỷ đồng; cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; có 16 phòng; phòng Hiệu bộ: 03 phòng. Phòng chức năng: 01 phòng. Phòng học bộ môn: 01 phòng. Phòng thiết bị: 01 phòng. Phòng thực hành: 01 phòng. Bàn ghế học sinh : Bàn ghế 2 chỗ ngồi: 360 bộ. Bàn ghế giáo viên: Trên lớp học: 16 bộ. Tại phòng hội đồng nhà trường: 50 ghế, bàn quây 01 bộ, bàn dai 02 bộ. Công trình vệ sinh: Học sinh: 2 khu; giáo viên : đầy đủ tự hoại. Số lượng đồ dùng và thiết bị dạy học được mua sắm đầy đủ. Thư viện đầu tư mua thêm sách giáo khoa, báo, tạp chí chuyên ngành phục vụ nhu cầu học và đọc của giáo viên và học sinh.
Phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, bằng những nỗ lực của cán bộ, giáo viên và học sinh; được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của cấp lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, sự nghiệp trồng người của Trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục.
IV. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, lập thành tích hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành giáo dục huyện Chương Mỹ, trường THCS Tiên Phương đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:
1. Mục tiêu:
Duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tốt nghiệp THCS: 100%. Huy động trên 95% số học sinh tốt nghiệp THCS trong độ tuổi vào các trường THPT, bổ túc THPT và dạy nghề. Thu hút 100% các em trong độ tuổi đến trường.
2. Phương hướng, nhiệm vụ:
2.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”; cuộc vận động "Hai không"; duy trì và giữ vững danh hiệu Đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
2.2. Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế dân chủ cơ sở, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chuyên môn của nhà trường. Đoàn kết nội bộ; tích cực chống tham nhũng, lãng phí.
2.3. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục:
- Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 19/8/2014 của UBND huyện Chương Mỹ và Kế hoạch số 209/KH-GD&ĐT ngày 22/8/2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ thực hiện Chương trình số 27-Ctr/HU ngày 15/01/2014 của Huyện ủy Chương Mỹ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
- Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử. Tổ chức đánh giá một năm triển khai thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Tổ chức tốt các kì thi, kiểm tra đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Tất cả các đề kiểm tra có xây dựng ma trận đề và hướng dẫn chấm.
- Đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục toàn diện học sinh gắn với hướng nghiệp, với bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, nghiêm túc chấp hành pháp luật. Xây dựng nề nếp giảng dạy; nội quy, quy chế làm việc, chuyên môn. Nêu cao tinh thần “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” để học sinh noi theo. Đồng thời, tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học và tham gia các phong trào viết sáng kiến kin nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học…
- Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý trường học theo chuẩn hiệu trưởng; đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tích cực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, phẩm chất chính trị. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt việc dạy và học; chuẩn bị các điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia . Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc, dạy và học. Phong phú nội dung giáo dục đảm bảo phù hợp với thực tiễn, mục tiêu giáo dục, có tình tư tưởng, tính nhân văn và hiện đại hóa. Đề cao việc tự làm, sáng tạo và sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, học tập và quản lý: sử dụng sổ điểm điện tử; phần mềm quản lý tổng hợp các số liệu, hồ sơ quản lý nhà trường; phần mềm quản lý văn bản đi, đến; thiết kế Bài giảng điện tử; soạn Giáo án điện tử….
- Đa dạng hóa các hình thức học tập, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh. Chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Kết hợp tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp với hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, chú trọng, quan tâm và biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình nhằm nâng cao chất lượng giáo viên và học sinh. Xây dựng một tập thể sư phạm vừa hồng, vừa chuyên. Vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần xây dựng ý thức tự giác cao để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Ban giám hiệu Trường THCS Tiên Phương